Tổ chức và kết quả trưng cầu ý dân Trưng_cầu_ý_dân_về_chính_thể_Ý_năm_1946

Tổ chức

Ngày 16 tháng 3 năm 1946, Hoàng tử Umberto ra sắc lệnh quy định tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về chính thể song song một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến. Ngày bầu cử được ấn định là ngày 2 tháng 6 năm 1946.[note 3] Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý và Đảng Cộng sản Ý yêu cầu tăng cường quyền hạn của Quốc hội lập hiến nhưng De Gasperi từ chối. Bỏ phiếu là bắt buộc, ai mà không đi bỏ phiếu thì sẽ bị công khai danh tính. Tòa phá án giải quyết các khiếu nại về bầu cử và phiếu bầu. Phải kiểm phiếu bầu cử Quốc hội lập hiến trước khi kiểm phiếu trưng cầu ý dân. Trường hợp cử tri ủng hộ chế độ quân chủ thì Quốc hội lập hiến bầu quốc vương mới.[33]

Vua Vittorio Emanuele III thoái vị

Hoàng tử Umberto vào tháng 5 năm 1944, hai năm trước khi lên ngôi

Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1946, bầu cử được tổ chức ở một nửa số địa phương của Ý nhằm chứng minh cho khối Đồng Minh rằng có thể tổ chức bầu cử trên cả nước chỉ một vài tháng sau một cuộc nội chiến.[34] Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo do De Gasperi lãnh đạo chiếm ưu thế, được nhiều phiếu bầu hơn cả Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý và Đảng Cộng sản Ý cộng lại. Phe bảo hoàng thất cử đậm, không mấy lạc quan về cuộc trưng cầu ý dân sắp tới.[35]

Một tháng trước cuộc trưng cầu ý dân, Vittorio Emanuele III thoái vị nhường ngôi cho con trai Umberto. Chiếu thoái vị đề ngày 9 tháng 5 năm 1946. Sở dĩ ông nhường ngôi cho Umberto là để bảo toàn chế độ quân chủ vì Umberto ít dính líu tới việc Mussolini lên nắm chính quyền và không trực tiếp hợp tác với phát xít. Tuy nhiên, cũng có thể là Vittorio Emanuele III bị khối Đồng Minh ép nhường ngôi cho Umberto.[36] Ông lập tức rời khỏi Ý và sống lưu vong suốt đời ở Alexandria, Ai Cập. Umberto lấy niên hiệu Umberto II và cam kết tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân. Đại diện những đảng phái theo cộng hòa phản đối rằng việc truyền ngôi vi phạm một pháp lệnh ngày 16 tháng 3 năm 1946 quy định giữ nguyên các thể chế chính trị cho đến khi công bố kết quả trưng cầu ý dân. Phe bảo hoàng hy vọng Umberto II có thể cứu chế độ quân chủ. Trong tháng 3, Umberto II đi thị sát khắp nước để tranh thủ dư luận cho chế độ. Đối với thành phần phát xít, ông để ngỏ khả năng đại xá. Phe bảo hoàng từ từ đuổi kịp phe cộng hòa, làm tăng căng thẳng vào cuối thời kỳ vận động tranh cử. Hai bên xô xát nhau một vài lần trong không khí lo âu.[37]

Kiểm phiếu

Massimo Pilotti, công tố viên Tòa phá án

Bỏ phiếu trưng cầu ý dân được tiến hành vào ngày 2 và sáng ngày 3 tháng 6 năm 1946. Phiếu bầu trên cả nước và biên bản của 31 khu vực được chuyển lên Roma. Ngày 10 tháng 6, kết quả sơ bộ được công bố.[36] Tổng cộng có 21.000 đơn khiếu nại về cuộc trưng cầu ý dân mà phần lớn nhanh chóng bị bác. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa kết quả sơ bộ và kết quả toàn bộ làm tăng căng thẳng trong nước.[34]Napoli, Puglia, CalabriaSicilia, phe bảo hoàng biểu tình mạnh mẽ.[36] Ngày 7 tháng 6, những thành phần bảo hoàng tại Napoli xuống đường biểu tình hô khẩu hiệu "Vương quốc Hai Sicilie vạn tuế!". Một sinh viên bị giết trong cuộc biểu tình, trở thành liệt sỹ cho phe bảo hoàng.[38]

Một trong những đơn khiếu nại đặc biệt khó xử là về cách xác lập đa số trong cuộc trưng cầu ý dân. Phe bảo hoàng lập luận rằng luật bầu cử quy định đa số là "đa số cử tri" chứ không phải là đa số phiếu bầu nhưng phe cộng hòa lo sợ sẽ không đạt được đa số nếu tính theo phương pháp này. Massimo Pilotti, công tố viên Tòa phá án quyết định thụ lý đơn khiếu nại bởi cho rằng quy định, tinh thần của điều luật và án lệ của Tòa phá án đều xác định phải đếm phiếu trắng, phiếu không hợp lệ. Tuy nhiên, Tòa phá án bác đơn khiếu nại với 12 thẩm phán biểu quyết thuận, 7 thẩm phán biểu quyết chống.[39][36] Tòa phá án đưa ra ba lập luận: thứ nhất Tòa phá án xác định phiếu bầu về mặt pháp lý là biểu hiện của ý chí cử tri nên phiếu trắng hay phiếu không hợp lệ là sự không biểu hiện ý chí cử tri; thứ hai Tòa phá án dẫn một quy định khác xác định rằng chỉ được giữ những phiếu hợp lệ; thứ ba Tòa phá án chỉ ra rằng không có quy định về đa số tuyệt đối đối với cuộc trưng cầu ý dân.[39]

Kết quả trưng cầu ý dân được công bố vào ngày 18 tháng 6 năm 1946.[40] Số cử tri đi bỏ phiếu là 24.947.187 người, chiếm 89% tổng số cử tri. 12.718.641 người bỏ phiếu ủng hộ chính thể cộng hòa, chiếm 54.3% số phiếu hợp lệ, 10.718.502 người bỏ phiếu ủng hộ chính thể quân chủ, chiếm 45.7%. 1.498.136 lá phiếu không hợp lệ. Kết quả chia nước Ý thành hai miền: miền Bắc theo cộng hòa với 66.2% số phiếu ủng hộ chính thể cộng hòa, miền Nam theo quân chủ với 63.8% số phiếu ủng hộ chính thể quân chủ.[41]

Tuy nhiên, một vài cử tri không được đi bỏ phiếu do ở ngoài nước Ý trong trại giam hay trại tập trung khi chính quyền chốt danh sách cử tri vào tháng 4 năm 1945.[42] Cử tri ở các tỉnh Bolzano, Gorizia, Trieste, Pula, FiumeZadar không được đi bỏ phiếu do những lãnh thổ này nằm ngoài kiểm soát của Ý hoặc là đối tượng tranh chấp quốc tế.[43][note 4]

Kết quả trưng cầu ý dân

Kết quả trưng cầu ý dân theo khu vực bỏ phiếu

Kết quả theo khu vực:[44]

Khu vựcCộng hòaQuân chủ
Thung lũng Aosta28.51616.411
Torino803.191537.693
Cuneo412.666381.977
Genova633.821284.116
Milano1.152.832542.141
Como422.557241.924
Brescia404.719346.995
Mantova304.472148.688
Trento192.12333.903
Verona648.137504.405
Venezia403.424252.346
Udine339.858199.019
Bologna880.463213.861
Parma646.214241.663
Firenze487.039193.414
Pisa456.005194.299
Siena338.039119.779
Ancona499.566212.925
Perugia336.641168.103
Roma711.260740.546
L'Aquila286.291325.701
Benevento103.900241.768
Napoli241.973903.651
Salerno153.978414.521
Bari320.405511.596
Lecce147.376449.253
Potenza108.289158.345
Catanzaro338.959514.344
Catania329.874708.874
Palermo379.831594.686
Cagliari206.192321.555
Tổng cộng12.718.64110.718.502

Những vùng không được bỏ phiếu

Chỉ bầu được 556 trong số 573 đại biểu do một số khu vực không thể bỏ phiếu.

Khu vựcDân số
Zadar25.000
Venezia Giulia - Trieste1.300.000
Bolzano300.000



Kết quả bầu cử Quốc hội lập hiến

Tỷ lệ phiếu bầu như sau:[44]

ĐảngTỷ lệ phiếu bầuSố đại biểu
Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo37,2 %207
Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý20,7 %115
Đảng Cộng sản Ý18,7 %104
Liên minh Dân chủ Dân tộc7,4 %41
Mặt trận Bình dân5,4 %30
Đảng Cộng hòa Ý4,1 %23
Liên minh Tự do Quốc gia2,9 %16
Đảng Hành động1,3 %7
Khác2,3 %13

Phân tích kết quả

Kết quả trưng cầu ý dân chia nước Ý thành hai miền Nam Bắc, miền Nam theo quân chủ, miền Bắc theo cộng hòa. Thủ đô Roma ủng hộ chế độ quân chủ với một đa số nhỏ. Ở BolognaTrento tại miền Bắc. hơn 80% phiếu bầu theo cộng hòa. Ở Napoli tại miền Nam, 80% phiếu bầu theo quân chủ. Tỷ lệ phiếu bầu ở những khu vực khác chia đều giữa hai bên hoặc hai phần ba một bên, một phần ba một bên.[18]

Liên quan

Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995 Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016 Trưng cầu ý dân về chính thể Ý năm 1946 Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016 Trưng cầu dân ý độc lập Scotland, 2014 Trưng cầu dân ý Krym 2014 Trưng Trắc Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020 Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng_cầu_ý_dân_về_chính_thể_Ý_năm_1946 http://www.universalis.fr/encyclopedie/italie-la-v... http://www.isral.it/web/web/risorsedocumenti/2%20g... http://www.isspe.it/rassegna-siciliana/54-numeri-r... http://www.quirinale.it/qrnw/statico/costituzione/... http://camera.archivioluce.com/camera-storico/sche... http://www.linkiesta.it/due-giugno-festa-repubblic... http://mjp.univ-perp.fr/constit/it1947a.htm#d https://books.google.fr/books?id=yygKk164ldAC&prin... https://books.google.fr/books?id=WbwvPvkbGUYC&prin... https://books.google.fr/books?id=Wc0GD1J_isIC&prin...